Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Dân ca Nam Bộ

     Dân ca Nam Bộ
Định nghĩa:
Dân ca là những bài hát ngắn gọn,mộc mạc không có tác giả,được sáng tác do nhu cầu sinh hoạt,từ cuộc sống của người dân và được phổ biến bằng truyền khẩu từ đời này sang đời khác,từ vùng này sang vùng khác.
Âm điệu, phong cách và bản sắc:
      Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa lâu đời,do đó dân ca Việt Nam thật phong phú
      Dân ca của mỗi nước,mỗi dân tộc hay của mỗi vùng,mỗi miền đều có âm điệu,phong cách riêng biệt.

Khái quát về dân ca Nam Bộ:
Nam Bộ có địa hình bằng phẳng,khí hậu hiền hòa, thiên nhiên tương đối ưu đãi,cuộc sống dễ chịu.Người Nam Bộ có nếp sống đơn giản,phong cách sống rộng rãi,phóng khoáng,tính cách bộc trực,mộc mạc,lởi xởi…
      Dân ca cũng mang đậm phong cách người Nam Bộ:ca từ mộc mạc,giàu tình cảm,chân thực,hồn nhiên,giai điệu gắn liền với âm điệu tiếng nói địa phương,tiết tấu rõ ràng,gẫy gọn,nhịp độ từ vừa phải đến nhanh…
      Lối phát âm Nam Bộ phân biệt rõ các dấu thanh trừ dấu hỏi và dấu ngã thường không chính xác ở các phụ âm cuối,thể hiện rất rõ trong hầu hết các làn điệu dân ca.
Các thể loại dân ca Nam Bộ :
1.  Lý:
Ø Lý là một bài hát ngắn gọn,mộc mạc.Chữ lý ở đây là chỉ một thể loại trong dân ca.
Ø  Lý là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có cả ở 3 miền Bắc,Trung,Nam của Việt Nam,nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ và thể loại này chiếm tỉ lệ lớn trong dân ca Nam Bộ
Ø  Lý Nam Bộ được sinh ra phần lớn từ những câu ca dao,có nhiều làn điệu được sáng tác cùng dựa trên một câu ca dao nên rất phong phú về số lượng cũng như làn điệu.
Ø  Nội dung của lý thể hiện mọi khía cạnh,hiện tượng của cuộc sống,đề cập đến những quan hệ xã hội,quan hệ cộng đồng,thái độ phê phán những thói hư tật xấu trong dân gian
Ø  Lý Nam Bộ có hệ thống tiếng đệm lót,đệm phụ nghĩa,láy đưa hơi….phong phú.Đó cũng là nghệ thuật phát triển ca dao thành dân ca của lý.
2.  Hò:
      Hò là một lối hát,thường được hát trong quá trình lao động.Nhịp điệu của điệu hát rất gần với nhịp điệu của động tác khi làm việc.Là điệu hát xướng,có khi đồng xướng,có khi đơn xướng,có hoặc khong có xô,và có khi có đối đáp.Người xướng được gọi là hò cái,người xô được gọi là hò con.

      Hò là loại hình ca hát dân gian được ưa chuộng ở Nam Bộ.Phần lớn tính chất âm nhạc trữ tình,tâm tình,ít mang dáng dấp của đông tác lao động.

1 nhận xét: