Dân ca dân nhạc VN – Đờn
Ca Tài Tử Miền Nam
Đờn Ca Tài Tử Miền Nam là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có
vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam Việt Nam.
Đờn ca tài tử hình
thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình
Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc
trưng của miền Nam Việt Nam. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do
những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn miền Nam ca hát sau những giờ
lao động.
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm
trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn
tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc
huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần
nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui
tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Loại
âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm
vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh
nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào
những đêm trăng sáng ở xóm làng. Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế.
Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui
chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.
Nhạc cụ trong “Đờn ca tài tử” gồm đàn
tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo thường là sáo bảy lỗ (phụ họa).
Trong bộ môn này có một loại đàn mới do các nghệ nhân Việt Nam cải biến là
Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ này được khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên
nghe giống nhạc cụ Việt Nam nhất (âm cao).
Ban nhạc thường dùng năm nhạc cụ, thường
được gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn
tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.
Đờn ca tài tử sử dụng
dụng cụ như đàn cò, đàn nguyệt, đàn tranh, song lan (nhạc cụ bằng gỗ để gõ
nhịp) hoặc cả Ghita lõm.
Về trang phục, những người tham gia đờn
ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại
thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân
khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.
Những năm gần đây nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau
thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề
nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.
Các nhạc
cụ dung trong đờn ca tài tử:
Đàn bầu
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người
Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp
gỗ.
Đàn nguyệt (đàn kìm)
Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, trong Nam còn gọi là đàn kìm. Loại
đàn này có hộp đàn hình tròn như Mặt Trăng nên mới có tên là "đàn
nguyệt". Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2
dây[cần dẫn chứng]. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở
Việt Nam vào thế kỷ 18.
Đàn nhị (đàn cò)
Đàn nhị (ở miền nam Việt Nam gọi là đàn cò) là nhạc cụ có cung
vĩ, xuất hiện từ lâu ở Việt Nam. Ngoài người Kinh, nhiều dân tộc khác cũng sử
dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giáy, H’Mông...). Họ gọi đàn nhị bằng cái tên khác
nhau.
Đàn tam
Đàn tam là nhạc cụ Việt Nam có 3 dây (tam là 3). Trước đây người
ta thường dùng nhạc cụ này trong dàn nhạc bát âm, ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ
loại kích cỡ, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với
những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc.
Đàn tam thập lục
Tam thập lục là nhạc khí dây, chi gõ của âm nhạc dân gian Việt
Nam. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Tuy nhiên ngày nay một số nghệ
nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm
hơn, kể cả những âm nửa cung.
Mõ
Mõ được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam.
Trên thực tế mõ được sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức nǎng
khác nhau.
Phách
Phách là nhạc cụ gõ, xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc
ở Việt Nam từ lâu đời. Phách có nhiều loại và tên gọi khác nhau. Trong hát xẩm
phách gọi là cặp kè; trong cải lương và dàn nhạc tài tử phách là song lang;
trong ca Huế phách là sênh, còn trong dàn nhạc tuồng, đám ma, múa tôn giáo và
múa dân gian người ta mới gọi là phách...
Sáo ngang
Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước
trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở
Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại.
Sinh tiền
Sinh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất
vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền. Ngày nay
có người gọi là sênh tiền. Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sinh có gắn
những đồng tiền vào nên gọi là sinh tiền.
Song loan
Song loan là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt dùng để
giữ nhịp trong dàn nhạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét